Rửa tiền là gì? đang là chủ đề nóng được cộng đồng quan tâm. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại, vì vậy các hành vi rửa tiền ngày càng tăng theo. Để xác định được hành vi rửa tiền không phải là điều dễ dàng, bởi thủ phạm đều sử dụng công nghệ tinh vi và nhiều chiêu trò khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thế nào là rửa tiền? hành vi phạm tội được xử phạt như thế nào ở bài viết này nhé!
Tìm hiểu rửa tiền là gì?
Vậy rửa tiền là gì? Rửa tiền được pháp luật Việt Nam xác định là hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm hợp pháp hóa tài sản bằng cách hành vi phạm tội mà có.
Hành vi phạm tội là gì?
Hành vi phạm tội được quy định là rửa tiền bao gồm những nội dung sau:
- Cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, giao dịch ngân hàng và giao dịch khác, họ sử dụng nhiều cách khác nhau để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp tài sản do phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết đối tượng phạm mà có.
- Sử dụng tài sản do bản thân phạm tội mà có hoặc người khác biết hay có cơ sở để biết do bản thân phạm tội mà có trong hoạt động kinh doanh, trao đổi và hoạt động khác.
- Cố tình che giấu thông tin nguồn gốc, bản chất của sự thật, vị trí, quá trình di chuyển, quyền sở hữu tài sản do bản thân phạm tội mà có hoặc cá nhân, tổ chức biết hay có sở để biết là do đối tượng phạm tội mà có. Ngoài ra các đối tượng phạm tội có hành vi cản trở quá trình xác minh thông tin liên quan đến tài sản, tiền tệ.
- Giúp đỡ các cá nhân, tổ chức liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm về pháp lý, bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản, tiền do phạm tội mà có..
- Cố tình chiếm hữu tài sản, tiền tại thời điểm nhận tài sản dù biết rõ đó là sản do phạm tội mà có, đồng phạm để hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản, tiền.
Cơ quan có thẩm quyền dựa vào đâu để xác định hành vi rửa tiền?
Theo Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP ban hành hướng dẫn áp dụng điều 324 Bộ Luật Hình Sự về tội rửa tiền (Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP), để xác định hành vi rửa tiền, cơ quan thẩm quyền cần dựa vào các tài liệu chứng cứ, nếu không đủ thì không có điều kiện kết tội cá nhân, tổ chức phạm tội rửa tiền.
Dưới đây là các tài liệu, chứng cứ để xác định hành vi phạm tội rửa tiền:
- Tài liệu, các chứng cứ để xác định hành vi phạm tội rửa tiền (Vd: Tài liệu chứng cứ của Interpol – cảnh sát hình sự quốc tế, lực lượng FATF – đặc nhiệm tài chính quốc tế, tài liệu tương trợ tư pháp về hình sự,….).
- Bản án, quyết định của tòa án nhân dân; những tài liệu chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cung cấp (Vd: quyết định khởi tố vụ án phạm tội rửa tiền, kết luận có được từ điều tra và cáo trạng).
Hình thức xử phạt hành vi phạm tội rửa tiền?
Khi tội phạm có một trong những hành vi phạm tội được nếu ở trên bài viết thì được kết án là phạm tội rửa tiền mà không cần xác định hậu quả. Bởi hậu quả của rửa tiền là rất nghiêm trọng, do đó người phạm tội nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu hình sự theo khoản 2 và 3 của điều 324 – Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi 2017.
Theo Bộ Luật Hình Sự thì cá nhân phạm tội thì sẽ bị phạt 01-05 năm tù, cùng với xử phạt hành chính khác:
Đối với cá nhân phạm tội
- Từ 01 – 05 năm tù đối với cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các giao dịch tài chính, giao dịch ngân hàng để che giấu nguồn gốc của tiền, tài sản; sử dụng tiền, tài sản do bản thân phạm tội hoặc cá nhân biết hay có cơ sở để biết đối tượng phạm tội mà có; che giấu thông tin nguồn gốc tài sản, tiền, cản trở quá trình xác minh thông tin và thực hiện chuyển nhượng, chuyển đổi tài sản do phạm tội mà có hoặc biết hay có cở để biết.
- Phạt từ 05 -10 năm tù đối với cách hành vi phạm tội có tổ chức; làm dụng chức vụ, quyền hạn; có tính chất chuyên nghiệp, tinh vi, xảo quyệt, phạm tội 02 lần trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm; các hành vi liên quan đến phạm tội rửa tiền, tài sản từ 200 triệu – dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 50 triệu – dưới 100 triệu đồng.
- Phạt từ 10 – 15 năm tù đối với cá nhân các các hành vi liên quan đến rửa tiền 500 triệu trở lên; thu lợi bất chính 100 triệu trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của hệ thống tài chính, tiền tệ của quốc gia.
- Phạt 6 tháng – 3 năm đối với hành vi rửa tiền từ 20 triệu – dưới 100 triệu đồng, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 – 05 năm, có thể tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại sẽ có mức xử phát như thế nào?
Sẽ bị phạt từ 1 tỷ – 5 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động đối với một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01-03 năm.
Với những thông tin về rửa tiền là gì? Hành vi phạm tội bị xử phạt như thế nào? mà chúng tôi cung cấp ở trên. Mong rằng giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về pháp luật.