Thể chế hóa là gì? Đặc điểm của thể chế hóa

“Thể chế hóa” là một cụm từ quen thuộc thường được nhắc đến nhiều ở các phương tiện thông tin đại chúng. Nó là một vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính trị. Vậy để làm rõ khái niệm thể chế hóa là gì? cũng như các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

thể chế hóa là gì

Thể chế hóa là gì?

Thể chế được hiểu là những quy định, luật lệ của một tổ chức, xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự tổng hợp những quy định, nguyên tắc, các điều luật được sử dụng để chi phối và định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước trong các lĩnh vực nhất định.

Thể chế có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành, định hướng sự phát triển nhằm đem lại sự ổn định và phát triển cho xã hội.

Còn thể chế chính trị được biết đến là một bộ máy tổ chức nhà nước, đây chính là chế độ mà mỗi nhà nước lựa chọn để đi theo. Từ đó có các điều luật và thông qua nó để quản lý, điều chỉnh xã hội của nhà nước mình. Tùy vào các điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà mỗi quốc gia lại có một quy định, thể chế riêng trong các văn bản pháp luật.

Tìm hiểu về thể chế hóa

thể chế hóa là gì 1

Thể chế hóa được hiểu là các hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước trên cơ sở đã quán triệt định hướng tư tưởng, nội dung cơ bản trong đường lối của Đảng về điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước.

Hiện nay có rất nhiều loại hình thể chế chính trị được áp dụng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới: Thể chế chính trị tổng thống, thể chế chính trị độc tài, thể chế chính trị đại nghị và thể chế chính trị dân chủ,… Mỗi quốc gia tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức nhà nước, những đặc điểm riêng mà mang trong mình các thể chế chính trị riêng.

Thể chế chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển của các quốc gia, vì chính trị là tiền để cho kinh tế phát triển. Muốn phát triển được kinh tế thì trước hết quốc gia đó phải có sự ổn định về chính trị.

Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay

Ở nhiều nước trên thế giới lựa chọn thể chế chính trị theo hướng đa nguyên đa Đảng thì ở Việt Nam chúng ta chỉ tồn tại một chính đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống chính trị của nước ta bao gồm ba “tiểu hệ thống” Là Đảng cộng sản, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh,… Các tiểu hệ thống này gắn bó chặt chẽ với nhau và cùng chung mục đích là xây dựng và phát triển đất nước tiến lên CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thể chế chính trị của Việt Nam mang đặc điểm tự do, đảm bảo tính dân chủ và hướng tới đại đoàn kết dân tộc.

Thể chế hóa đường lối của Đảng Việt Nam hiện nay

thể chế hóa là gì 2

Hiện nay ở nước ta, Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất nắm quyền lãnh đạo. Vì thế việc thể chế hóa thành nguyên tắc cơ bản ở nền chính trị của Việt Nam. Các đặc điểm chung trong thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Trước tiên phải hoạch định được đường lối của Đảng: đặc điểm này thể hiện tính tiền phong, vai trò của Đảng trong Việc lãnh đạo quốc gia.
  • Thể chế hóa nằm trong phạm vi hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật, vì vậy thể chế hóa là kết quả của hoạt động luật pháp.
  • Thể chế hóa là một trong những hoạt động của Nhà nước, do Đảng lãnh đạo.
  • Thể chế hóa thể hiện quá trình nhận thức chính trị và nhận thức pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Những thành tựu và hạn chế trong việc thể chế hóa 

  •  Thành tựu mà thể chế hóa mang lại là đã hình thành được hệ thống pháp luật tương đối ổn định, đồng bộ, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động quản lý, xây dựng xã hội đảm bảo sự vận hành ổn định , an toàn các quan hệ kinh tế- xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Mặt hạn chế: 
  • Việc thể chế hóa còn chậm, chưa đồng bộ, các chương trình lập pháp còn chưa có tính khả thi cao trên thực tế
  • Năng lực thể chế hóa chưa tương xứng với nhiệm vụ, yêu cầu và tính chất hoạt động
  • Có nhiều đạo luật chỉ mang tính định khung, chưa thực sự áp dụng được vào thực tiễn.

Trên đây là một số thông tin về thể chế hóa là gì? và các nội dung liên quan đến thể chế hóa ở Việt Nam mà chúng tôi mang lại cho bạn. Mong rằng những chia sẻ về thể chế hóa này sẽ hữu ích đối với bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN