Trong dân gian từ lâu vẫn truyền tai nhau về việc dây rốn quấn cổ bé thông minh. Thế nhưng để biết dưới góc độ khoa học thì việc này có đúng như vậy không mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Dây rốn quấn quanh cổ em bé là gì?
Dây rốn là do các tế bào gốc tạo thành. Mục đích của dây rốn để nhằm bảo vệ các mạch máu bên trong. Nó có chức năng vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi trong bụng. Độ dài của dây rốn thường vào khoảng 50 – 60cm.
Dây rốn quấn cổ, theo dân gian gọi là tràng hoa quấn cổ. Theo khoa học, đây là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ em bé khi còn ở trong bụng mẹ. Dây rốn có thể quấn nhiều hay chỉ một vòng. Đặc biệt nếu dây rốn càng dài thì khả năng dây rốn quấn cổ em bé càng tăng. Các dữ liệu cho thấy, trên thế giới có khoảng 1/3 số trẻ em sinh ra trong tình trạng dây rốn quấn cổ. Cụ thể 37% ở những tuần cuối của thai kỳ và 12% với các em bé ở tuần 24 đến tuần 26.
Nguyên nhân của hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ
Theo như khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này là do sự chuyển động của em bé trong bụng mẹ. Sự chuyển động thường xuyên khiến dây rốn căng ra và quấn quanh các bộ phận của em bé, không chỉ mỗi cổ.
Ngoài ra, cấu trúc dây rốn kém cũng là một nguyên nhân khác nữa. Khi cấu trúc dây rốn kém, khả năng bôi trơn của dây rốn sẽ bị giảm. Từ đó gây ra hiện tượng dây rốn quanh quanh cổ em bé. Trường hợp dây rốn mắt bị thắt nút thì cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi.
Người mẹ mang đa thai làm tử cung chật chội. Chính vì thế tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh người bé.
Đa ối là hiện tượng bất thường về nước ối. Việc này khiến thai nhi có xu hướng quay đầu xuống dưới, chính vì thế xảy ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ em bé.
Cách nhận biết dây rốn quấn cổ như thế nào?
Cách duy nhất để nhận biết dây rốn quấn quanh cổ là phương pháp siêu âm màu Doppler. Phương pháp này thậm chí còn giúp mẹ bầu biết được chính xác số vòng quấn quanh cổ thai nhi.
Câu chuyện truyền miệng dây rốn quấn cổ bé thông minh tới từ dân gian
Trong dân gian từ lâu có truyền tai nhau câu chuyện dây rốn quấn quanh cổ các bé gái thì tương lai sẽ giàu có, hạnh phúc. Trường hợp các bé trai sẽ đào hoa và thông minh. Tuy nhiên, đây chỉ là những câu chuyện truyền miệng từ đời này qua đời khác và chưa được khoa học kiểm chứng. Trên thực tế, dây rốn quấn quanh cổ lại có ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và em bé.
Đối với người mẹ
Khi nghe được thông báo về hiện tượng này, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Vì vậy ảnh hưởng tới tinh thần của người mẹ. Ngoài ra, hiện tượng này còn làm tăng nguy cơ sinh mổ. Khi bị dây rốn quấn nhiều vòng quanh cổ, đầu em bé sẽ ngửa ra sau nên sinh thường sẽ rất khó.
Đối với em bé trong bụng
Hiện tượng này sẽ làm cản trở hoặc làm chậm quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Vậy nên em bé có khả năng bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc nhẹ cân. Trường hợp sinh thường, cơn co thắt của tử cung sẽ khiến dây rốn xiết làm lại nhịp tim thai giảm, em bé có thể bị ngạt thở hoặc gặp bất thường về tim. Đối với những em bé hiếu động thì việc vận động nhiều càng khiến dây rốn siết chặt, gây nghẹt thở, dẫn tới thai lưu. Tuy tỷ lệ thai lưu do dây rốn quấn quanh cổ là rất ít nhưng các bạn cũng không nên chủ quan.
Khi em bé bị dây rốn quấn cổ thì cần làm gì?
Để cẩn thận và an toàn, khi em bé bị dây rốn quấn cổ, các mẹ cần thường xuyên:
- Thăm khám thai đúng lịch hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường, đặc biệt ở những thái cuối thai kỳ.
- Sinh hoạt lành mạnh, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho mẹ khỏe trong suốt thai kỳ.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không xúc động mạnh, tránh stress.
- Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp, không quá nặng, quá sức.
- Hạn chế đến nơi ồn ào đông đúc vì sẽ kích thích thai nhi vận động, tăng tình trạng dây rốn quấn quanh người.
- Nên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái để thư giãn tinh thần.
- Một vài phương pháp dân gian như bò quanh giường, bò ngược chiều kim đồng hồ hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Vậy chúng ta tuyệt đối không nên áp dụng. Trên thực tế, nếu thực hiện sai cách sẽ làm cho tử cung co thắt nhiều hơn.
Kết luận rằng, việc dây rốn quấn cổ bé thông minh chỉ là một câu chuyện dân gian truyền miệng qua nhiều thế hệ mà chưa được khoa học kiểm chứng. Nếu gặp trường hợp này, các mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá mức và nên tới gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp và nhanh chóng.