Thuê nhà để phục vụ kinh doanh là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Để đảm bảo tính pháp lý của giao dịch cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên đi thuê, hai bên cần thống nhất thỏa thuận trong một văn bản. Loại văn bản này được gọi là hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh và một số lưu ý mới nhất 2021. Qua đó giúp các bạn có thể thực hiện giao dịch thuê nhà nhanh chóng, thuận lợi.
Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh bản chuẩn, mới nhất 2021
Để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình trong giao dịch thuê nhà kinh doanh, trước hết bạn cần phải hiểu rõ quy định pháp luật liên quan đến việc thuê nhà. Để chắc chắn hơn nữa, bạn cũng có thể hỏi ý kiến tư vấn của luật sư, hoặc nhờ luật sư soạn thảo soạn sẵn một bản hợp đồng hoàn chỉnh.
Ngoài ra các độc giả cũng có thể tham khảo hợp đồng mẫu dưới đây. Đồng thời bạn nên tìm hiểu thêm về các quy định và chỉnh sửa hợp đồng dựa theo hoàn cảnh thực tế để có được một bản hợp đồng phù hợp.
Nội dung của một hợp đồng cho thuê nhà sẽ bao gồm: Thông tin bên thuê và bên cho thuê; Địa chỉ cho thuê; giá và thời hạn thuê; quyền và nghĩa vụ của 2 bên; Cách xử lý tranh chấp phát sinh; Cam đoan và một số thỏa thuận khác…
Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh có pháp lý yêu cầu phải được lập thành văn bản, có xác nhận của 2 bên và được công chứng bởi đơn vị có thẩm quyền.
Dưới đây là một số mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh mới nhất 2021, mời các bạn tham khảo:
Một số lưu ý khi soạn hợp đồng thuê nhà kinh doanh
Trong quá trình thuê nhà kinh doanh, đôi khi có thể xảy ra một số tranh chấp giữa bên thuê và bên cho thuê. Trong trường hợp mâu thuẫn phát sinh thì hợp đồng cho thuê là văn bản pháp lý duy nhất để tìm ra hướng giải quyết. Bởi vậy ngay từ khi bắt đầu soạn hợp đồng, bạn cần lưu ý một số điểm sau.
Tiền đặt cọc
Đây là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà kinh doanh. Trong hợp đồng cần ghi rõ số tiền đặt cọc và điều khoản hoàn trả lại tiền cọc khi trả nhà. Những điều khoản liên quan đến việc hoàn trả tiền cọc bị hủy bỏ hoặc là chỉ trả một phần cũng cần được ghi rõ ràng trong hợp đồng. Bởi vị tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm. Vậy nên những điều khoản rõ ràng sẽ tránh cho bạn những tranh cãi không đáng có về sau.
Liệt kê hiện trạng nhà, tài sản và trang thiết bị sẵn có
Bản mô tả hiện trạng nhà và bàn giao tài sản kèm nhà cần được lập thành một bản phụ lục. Văn bản này phải có sự đối chiếu, xác nhận của cả 2 bên. Cùng với đó là yêu cầu cụ thể của bên cho thuê về hiện trạng nhà khi trao trả ở thời điểm kết thúc thời gian thuê. Tránh tình trạng một số trường hợp, hai bên chỉ chụp lại ảnh làm bằng chứng. Nhưng sau một thời gian nhà phát sinh sự cố, hỏng hóc thì việc xác định bên chịu trách nhiệm rất khó khăn.
Giá thuê và điều khoản thanh toán
Giá thuê được thỏa thuận và ghi rõ trong bản hợp đồng. Giá thuê cụ thể được tính theo tháng hoặc năm được ghi bằng số và chữ. Đồng thời, bạn cũng cần thống nhất với chủ nhà về những điều khoản khi tăng giá thuê để tránh phát sinh chi phí.
Xác định rõ mức giá trên đã bao gồm chi phí điện nước, phí trông coi… chưa? Và nếu chưa thì mức chi phí cho những khoản đó sẽ được tính như thế nào?
Thời hạn thanh toán cũng được ghi rõ trong hợp đồng và buộc 2 bên phải tuân thủ. Thông thường thời hạn thanh toán tiền nhà sẽ rơi vào đầu tháng (khoảng ngày 2-8 hàng tháng). Đảm bảo được những yếu tố này trong hợp đồng sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều phiền phức có thể xảy ra sau này rồi đó.
Lời kết
Thuê nhà kinh doanh là việc mà bạn cần hết sức cẩn trọng để tránh những tổn thất không đáng có. Việc lập hợp đồng thuê nhà là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn. Vậy nên các bạn cần hết sức lưu tâm về các quy định trong mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh nhé.