Tìm hiểu về CPI và lạm phát đối với nền kinh tế

CPI và lạm phát là những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và nắm được các vấn đề liên quan đến CPI cũng như lạm phát. Cũng làm rõ thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây nhé!

CPI và lạm phát 

CPI và lạm phát có quan hệ như thế nào?

CPI ( consumer price index) – chỉ số tiêu dùng là chỉ số phản ánh mức thay đổi hàng hóa tiêu dùng theo thời gian được tính theo đơn vị phần trăm. Do chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ ngành hàng tiêu dùng nên chỉ số này chỉ mang tính chất tương đối.

CPI được sử dụng chủ yếu để đo lường sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Ngoài ra, một chỉ số chung dùng để phản ánh mức giá chung nữa là chỉ số giảm phát của tổng sản phẩm trong nước hay chỉ số điều chỉnh GDP

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp CPI được xem là thước đo để kiểm tra mức giá bình quân của một số loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ví dụ như chăm sóc y tế, thực phẩm, giao thông,… Trong những trường hợp này chỉ số tiêu dùng sẽ được tính bằng cách lấy sự thay đổi giá của từng mặt hàng trong rổ hàng hóa được xác định trước và tính trung bình cho tất cả loại hàng hóa.

Những thay đổi chỉ số CPI sẽ được sử dụng để đánh giá thay đổi giá cả liên quan đến sinh hoạt. Chỉ số tiêu dùng là một trong các số liệu thống kê được sử dụng phổ biến nhất để xác định giai đoạn lạm phát hay giảm lạm phát

CPI và lạm phát 1

CPI và lạm phát cùng mối liên hệ

Lạm phát chính là mức giá chung tăng lên theo thời gian và trong đó mức giá chung bao gồm hai thành phần là CPI (chỉ số tiêu dùng) và GDP (hệ số điều chỉnh).

Tỷ lệ đo lường lạm phát được tính theo công thức sau:

Trong đó : CPI t và CPI (t-1) sẽ bằng tỷ số giá CPI của thời kỳ t và t-1

Giảm lạm phát sẽ xảy ra ở trường hợp CPI của thời kỳ t thấp hơn t-1, lúc này đa số hàng hóa và dịch vụ sẽ có xu hướng giảm giá do sức cầu giảm. Đây là một vấn đề xấu, đáng lo ngại cho nền kinh tế, kinh tế sẽ có nguy cơ giảm tốc, người tiêu dùng ngày càng chi tiêu ít vì giữ tiền có lợi và có thể xảy ra thời kỳ kinh tế đình đốn. Vì vậy cần duy trì lạm phát ở mức hợp lý để tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế phát triển tránh tình trạng biến động quá mạnh.

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát

Chỉ số CPI có thể đo lường được lạm phát trải qua do những người tiêu dùng thông qua những gì mà họ phải chi trả cho người tiêu dùng trong các hoạt động hằng ngày. Trong một số trường hợp chỉ số CPI tăng cũng sẽ khiến cho chúng ta nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát cũng đang gia tăng.

CPI được dùng chủ yếu để đo mức độ lạm phát của một quốc gia trong một thời gian xác định nào đó. Khi mà chỉ số CPI có biến động sẽ giúp xác định được tỷ lệ lạm phát đang gia tăng hay giảm. Cho dù tỷ lệ lạm phát có gia tăng hay giảm thì cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.

CPI và lạm phát 2

Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng CPI

Ưu điểm

  • CPI được xem là chỉ số kinh tế quan trọng cho những người theo dõi thị trường. Nó giúp cung cấp những thông tin liên quan đến giá cả hàng hóa trên thị trường. Bên cạnh đó dựa vào CPI cũng có thể nhận thức được các trường hợp xảy ra đối với nền kinh tế. Và từ đó có các tác động lên giá trị tiền tệ của từng quốc gia, khu vực.
  • CPI cung cấp các thông tin liên quan đến lạm phát, giảm phát và đặc biệt là đối với thị trường Forex.

Hạn chế

CPI và lạm phát 3

  • CPI không phản ánh được độ lệch thay thế bởi nó sử dụng dữ liệu cố định cho từng loại giỏ hàng.
  • CPI phản ánh chưa đúng và chưa đủ về sức mua mức độ gia tăng của đồng tiền đối với những mặt hàng mới xuất hiện và có thể đánh giá mức độ lớn hơn so với thực tế.
  • CPI chưa phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa và nó có thể phóng đại mức giá lên so với thực tế.

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp liên quan đến CPI và lạm phát. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu thị trường cũng như các lĩnh vực liên quan đến ngành kinh tế. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN