Tìm hiểu nguyên tắc bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang

Thép dầm móng không còn là khái niệm quá xa lại đối với những người làm trong nghề xây dựng. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tải trọng và kết cấu chịu lực là mặt sàn và cốt thép dầm móng.Vậy, cách bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang cho nhà cho nhà dân dụng là như thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể đưa ra cho mình câu trả lời đúng nhất bạn nhé.

bố trí thép dầm móng
Tìm hiểu nguyên tắc bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang

Chú ý đến đường kính thép trong việc bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang 

Trong nguyên tắc bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó là đường kính tại phần cốt thép dọc dầm. Đối với các nhà dân dụng, thì đường kính dầm sàn của cốt thép chịu lực phải đảm bảo nằm trong khoảng từ 12mm cho đến 25mm. Tại dầm chính, chúng ta cũng có thể thực hiện bố trí thép có đường kính 32mm. Tuy nhiên, đường kính này không được có kích thước lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm.

Một lưu ý nhỏ ở đây là nếu bạn muốn tránh sự rắc rối, rườm rà trong quá trình thi công thì không nên sử dụng quá 3 đường kính của cốt thép. Và 2mm là khoảng cách tối đa và hợp lý nhất cho mỗi đường kính cốt thép. Sử dụng phương án lựa chọn này sẽ giúp quá trình thi công của bạn được tiết kiệm hơn. Bên cạnh đó, khi sắp xếp thép dầm móng theo tiết diện ngang bạn cũng cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ khoảng hở của thép dầm.

Tuân thủ nguyên tắc về lớp bảo vệ thép dầm

Trong quá trình bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang, người thi công cũng cần lưu ý về lớp bảo vệ thép dầm. Lớp bảo vệ này có 2 loại là lớp bảo vệ thép dầm có thép chịu lực cấp 1 và cấp 2. Khi thi công, điều quan trọng nhất bạn cần làm là phân biệt tốt 2 loại này. Đường kính của thép dầm trong mọi trường hợp không được lớn hơn giá trị chiều dày của lớp bảo vệ. 

Bên cạnh đó, giá trị của lớp thép chịu lực cũng không được nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn. Trong đó, giá trị tiêu chuẩn được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với thép chịu lực sử dụng trong bố trí thép dầm móng: Tường và bản có chiều dày nhỏ hơn 100mm thì giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 10mm đến 15mm. Chiều dày này lớn hơn 100mm thì giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 15mm đến 20mm. Đối với sườn và dầm có chiều cao từ 250mm trở xuống thì giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 15mm đến 20mm, cao hơn 250mm thì giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 20mm đến 25mm.
bố trí thép dầm móng 1
Tuân theo nguyên tắc giá trị thép chịu lực để đảm bảo an toàn thi công
  • Đối với thép đai: Chiều cao tiết diện từ 250mm trở xuống thì giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 10mm đến 15mm, lớn hơn 250mm thì giá trị tiêu chuẩn từ 15mm đến 20mm.

Một lưu ý nhỏ ở đây là tuỳ vào môi trường địa chất tại vị trí thi công mà sẽ có quy định giá trị tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ khi chịu ảnh hưởng của môi trường biển thì chiều dày dựa theo TCXDVN 327:2004.

Chú ý đến khoảng hở tại phần thép dầm

Trong quá trình bố trí thép dầm móng, điều quan trọng không kém đó là các khoảng hở tại phần cốt thép cả dầm. Theo nguyên tắc bố trí thì đường kính cốt thép có trị số to và nhỏ không được lớn hơn giá trị khoảng cách giữa hai mép của cốt thép hay còn được gọi là khoảng hở của phần cốt thép dầm. 

Một chú ý nhỏ ở đây là cốt thép hàng trên không được đặt vào khe hở hàng dưới trong mỗi vùng đặt cốt thép thành nhiều hàng. Nếu điều kiện quá chật hẹp, bạn có thể bố trí thép dầm móng theo từng cặp và giữa chúng không cần có khe hở. Ngoài ra, trong quá trình đổ bê tông cũng như bố trí thép dầm móng cần phải lưu ý phần cốt thép đặt dưới là 25mm và 30mm là phần cốt thép đặt trên.

Bố trí thép dầm móng giao nhau tại cốt thép dầm

Đây được xem là điều vô cùng quan trọng trong nguyên tắc bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang. Để cốt thép phần phía bên trên của dầm chính có thể đặt được vào giữa khoảng cách hai hàng thì bạn lưu ý khi đặt cốt thép bên trên phải được đặt hai hàng cách nhau ra. Đồng thời, cũng phải đặt cách hai hàng của cốt thép bên trên của dầm chính ra để kẹp vào giữa cốt thép của dầm móng nhà. 

Bên cạnh đó bạn cũng cần bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang giao nhau sao cho đảm bảo dầm chính và dầm sàn có thể tạo thành một điểm vuông góc. Cốt dọc của dầm sàn và cốt thép dầm chính cần phải được đặt bên dưới, tránh trường hợp vướng vào nhau. Ngoài ra, tại các thanh phía trên được bố trí thành hai hàng thì nên đặt cách nhau ra để có thể để cốt thép dầm chính vào giữa.

bố trí thép dầm móng 2
Chú ý đến bố trí thép dầm móng tại các điểm giao nhau

Trên đây là những tìm hiểu về nguyên tắc bố trí thép dầm móng theo tiết diện ngang mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Hãy đảm bảo công trình của mình luôn an toàn bằng cách nắm vững nguyên lý bố trí trước khi bắt tay vào quá trình thi công bạn nhé. Chúc bạn thành công với công trình mơ ước của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN