Tỷ trọng các ngành kinh tế Việt Nam năm 2021 được đánh giá vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định dưới sự tác động của dịch Covid-19. Đây là một tín hiệu đáng mừng góp phần duy trì phát triển xã hội.
Tỷ trọng các ngành kinh tế Việt Nam năm 2021
Năm 2021, tiếp tục là một năm đất nước Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Dịch Covid-19 có xu hướng tăng mạnh về số lượng các ca mắc ảnh hưởng không nhỏ tới những hoạt động của nền kinh tế.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, áp dụng các biện pháp vừa chống dịch vừa bảo toàn kinh tế đã giúp tỷ trọng các ngành kinh tế Việt Nam năm 2021 giữ ở mức tăng trưởng dương.
Về Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Trong nửa đầu năm 2021, hoạt động sản xuất Nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra dưới sự ủng hộ của thời tiết. Vì thế, năng suất tiếp tục được nâng cao.
Nông nghiệp
Nông nghiệp cả nước tính đến tháng 3:
- Gieo trồng được 2.973,4 nghìn ha lúa đông xuân đạt 99,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Diện tích gieo lúa mùa cả nước đạt: 150,7 nghìn ha, đạt 89,1% so với năm ngoái. Năng suất đạt được là: 49,4 tạ/ha, mức năng suất này tăng hơn: 0,7 tạ/ha với năm trước.
- Sản lượng đạt được tính: 665,2 nghìn tấn, giảm tới 95,1 nghìn tấn so với năm 2020.
- Cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch với tỷ lệ tăng khoảng từ 0,5% – 2,5%.
- Chăn nuôi trâu, bò bị ảnh hưởng tại Qúy I do thời tiết rét đậm.
Lâm nghiệp
Cho đến tháng 3 năm 2021, cả nước có:
- Diện tích rừng trồng mới: đạt 17,2 nghìn ha, tăng 4.2% so với năm ngoái.
- Sản lượng gỗ khai thác đạt mức: gần 3 triệu m3, mức tăng này tăng 4% với thời điểm này năm 2020.
- Củi khai thác đạt: 5,5 triệu ste, giảm 0,2%.
- Diện tích rừng thiệt hại: 94,2%, giảm 46,8%.
- Diện tích rừng bị chặt phá: 73,7% giảm 31,7%.
- Diện tích rừng bị cháy 115ha, giảm 28,6%.
Thủy sản
Sản lượng thủy sản tính đến tháng 3/2021 đạt: 683,9 nghìn tấn, tăng 3% so với năm ngoái.
- Thủy sản nuôi trồng: đạt 940,3 nghìn tấn tăng 3,1%.
- Thủy sản khai thác: đạt mức 885 nghìn tấn tăng thêm 1%.
Công nghiệp
So với cùng kỳ năm 2020, ngành công nghiệp tính trong Qúy I năm 2021 đã đạt mức tăng khá ở mức 6.5%. Đây là một tín hiệu khả quan góp phần giữ vững “phong độ” của nền kinh tế giữa tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tỷ trọng tăng toàn ngành là: 6.5% so với năm ngoái:
- Công nghiệp chế biến và chế tạo tỷ trọng tăng 9,45%
- Sản xuất và phân phối điện tăng thêm 4.50%
- Ngành cung cấp và xử lý rác thải: tăng 3.87%
- Ngành khai thác khoáng giảm 8,42%.
- Khai thác dầu thô, khí đốt giảm mạnh.
Hoạt động doanh nghiệp
Trong 3 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm 1,4% so với năm trước. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2%. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng thêm 26,4%.
Hoạt động dịch vụ
Dịch vụ tiêu thụ tăng nhanh đạt 9.2%, vận tải hàng hóa tăng 5,3%. Ngành vận tải du lịch gặp nhiều khó khăn. Hoạt động viễn thông tiếp tục giữ vững ổn định với doanh thu ước tính đạt 78.9 nghìn tỷ đồng.
Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán
Khi dịch Covid-19 đã được khoanh vùng và kiểm soát, các hoạt động và sinh hoạt của người dân tính đến thời điểm này bắt đầu ổn định trở lại.
- Tổng phương tiện dùng cho hoạt động thanh toán tăng 1.49%. Huy động vốn cho các tổ chức tín dụng tăng 0.54%, tín dụng nền kinh tế tăng 1,47%.
- Kinh doanh bảo hiểm tăng 9%. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ tăng 6%, phí bảo hiểm nhân thọ tăng 11%.
- Mức huy động vốn trong chứng khoán đạt khoảng 55.562 tỷ đồng, tăng 42% so với năm ngoái. Giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên tăng 155% so với năm ngoái.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Ngành xuất, nhập khẩu hàng hóa có sự hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 152.65 tỷ USD tăng 24,1%.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 77,3 tỷ USD tăng 22%.
- Hoạt động Nhập khẩu đạt doanh thu 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%.
- Cán cân thương mại trong hàng hóa xuất siêu đạt mức 2,03 tỷ USD.
Những tồn tại cần khắc phục của ngành kinh tế Việt Nam
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, bên cạnh những thành tựu nổi bật của ngành kinh tế bước đầu năm 2021 Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển chung. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện các vấn đề cần lưu ý:
- Tăng trưởng kinh tế tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa có sự đột phá. Một số ngành đã bắt đầu gặp nhiều khó khăn khi dịch bùng phát. Đặc biệt là du lịch, hàng không, lưu trú, ăn uống. …
- Ngành công nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém khi phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do dịch bệnh nên không đáp ứng được sản xuất khiến sản lượng giảm..
- Nhiều doanh nghiệp phải giải thể do không có đủ tiềm lực để tiếp tục hoạt động trong những năm tiếp theo khi dịch bệnh chưa thể kiểm soát.
Giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế
Tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ngành nông nghiệp theo xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho phù hợp với từng địa phương.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến nông sản. Kết hợp giữa sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu dựa vào những hiệp định thương mại từ do EVFTA, RCEPT, CPTPP…
- Tập trung giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động sản xuất trong các doanh nghiệp, Khu công nghiệp…
Mặc dù tỷ trọng các ngành kinh tế Việt Nam năm 2021 có xu hướng tăng khá ổn định. Thế nhưng, Việt Nam không nên chủ quan tiếp tục thực hiện các giải pháp để duy trì mức tăng trưởng này. Đảm bảo ổn định xã hội nâng cao đời sống cho nhân dân.