Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu – Kết quả và những khó khăn sảy ra

Nợ xấu luôn là một vấn đề đáng quan ngại và khó xử lý của hệ thống tài chính – ngân hàng bởi đây là những khoản vay mà đối tượng vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bởi điều đó mà nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu được ra đời nhằm khắc phục những bất cập trong việc xử lý nợ xấu.

Được phê duyệt và áp dùng từ năm 2017 tới nay, chúng ta đã đạt được những kết quả gì và gặp khó khăn gì trong việc thực thi nghị quyết 42? Hãy cùng tìm hiểu điều đó ở trong bài viết dưới đây.

Kết quả thực hiện Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2020 liên quan tới triển khai Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016 – 2020 luôn được giữ ở dưới mức 3% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Như năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng là 2,46% thì sang năm 2017, tỷ lệ này đã giảm xuống 1,99%. Năm 2018 là 1,9%, năm 2019 là 1,63% và đến giữa năm 2020 là 1,86%.

Ngoài tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ổn định, việc thực hiện nghị quyết 42 còn giúp các tổ chức tín dụng đạt được những kết quả cụ thể như sau:

nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

  • Tính từ 15/8/2017 tới 31/5/2020, các tổ chức tín dụng đã xử lý được tổng cộng 293.880 tỷ đồng nợ xấu
  • Tổng số nợ xấu được sở lý trung bình đạt khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, cao gấp 2 lần so với con số 3.630 tỷ đồng/tháng trong giai đoạn 2012 – 2017
  • Nâng cao khả năng thu hồi nợ nhờ xử lý thông qua các loại tài sản đảm bảo thay vì dự phòng rủi ro
  • Thu hồi được 121.400 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, cao hơn 22,8% tỷ trọng nợ xấu đã được xử lý trung bình trong giai đoạn 2012 – 2017 (tỷ trọng nợ xấu được tính bằng tỷ số khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng được xử lý)
  • Giúp tăng ý thức trả nợ, tránh tình trạng chống đối, chây ỳ trả nợ của khách hàng
  • Tạo những chuyển biến tích cực cả trong hoạt động đấu giá, định giá tài sản bảo đảm và khoản nợ
  • Thay đổi hoàn toàn tư duy về nợ xấu, đồng thời khẳng định quyền của chủ nợ, nâng cao trách nhiệm và ý thức trả nợ của người vay. Từ đó giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo được tốt vai trò dẫn vốn cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất

Khó khăn trong việc thực thi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng là đơn vị xử lý trực tiếp nợ xấu. Bởi vậy mà tại nhiều địa phương vẫn xảy ra việc đùn đẩy hết trách nhiệm cho khối ngân hàng, các cơ quan lãnh đạo tại địa phương chưa có sự quyết liệt, phối hợp đồng nhất với ngân hàng để thực thi nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu.

Việc thu giữ tài sản đảm bảo của đối tượng vay cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt với những doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá. Pháp nhân mới thành lập sẽ đùn đẩy trách nhiệm và không thừa nhận nghĩa vụ trả nợ cho pháp nhân cũ, dẫn tới những tranh chấp, kiện tụng kéo dài.

nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Hoạt động mua bán các loại tài sản đảm bảo và nợ xấu cũng còn rất nhiều hạn chế trong thời gian thực thi nghị quyết. Điều này được lý giải bởi mua bán nợ cần có điều kiện kinh doanh rất phức tạp và yêu cầu vốn cao. Hơn nữa, các quy định hiện hành về mua bán nợ cũng chưa rõ ràng, đội ngũ môi giới chuyên nghiệp còn thiếu dẫn tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa mặn mà với lĩnh vực kinh doanh, mua bán nợ.

Về việc tịch thu tài sản đảm bảo theo nghị quyết 42/2017/QH14, trên thực tế cũng chưa thể thực hiện theo nghị quyết. Việc thu giữ tài sản đảm bảo hiện vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của bên vay bởi khách hàng rất dễ không hợp tác và chây ỳ trong việc bàn giao.

Các cơ chế tiếp cận thông tin về tài sản đảm bảo, đăng ký thay đổi quyền sử dụng và sở hữu tài sản, công tác phối hợp trong việc thi hành thu hồi tài sản đảm bảo, giới hạn tổ chức thẩm định giá,… còn nhiều hạn chế và khó khăn bởi các điều luật, nghị quyết hiện hành chưa được thay đổi một cách đồng nhất.

Kết luận

Tuy còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu. Nhưng nghị quyết 42 cũng đã thể hiện được sự hiệu quả khi tỷ lệ nợ xấu luôn giảm theo các năm và số lượng nợ xấu được thu hồi cũng đã tăng lên so với giai đoạn 2012 – 2017 trước đó.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các kết quả và khó khăn trong việc thực thi nghị quyết 42. Mong rằng các thông tin trên đây đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của bạn đọc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN